Đá nhân tạo được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau như thi công nội thất, ngoại thất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng có thể xảy ra tình trạng đá bị nứt, vỡ gây mất thẩm mỹ. Vậy cách xử lý đá nhân tạo bị nứt như thế nào hiệu quả? Xin mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới đây để có cách khắc phục tình trạng đá nhân tạo nứt vỡ phù hợp.
Trước khi tìm cách xử lý đá nhân tạo bị nứt thì bạn cần biết rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này. Cụ thể một số nguyên nhân gây nứt vỡ bề mặt đá nhân tạo như sau:
Bề mặt bàn bếp bằng đá nhân tạo thường được nhiều người dùng để chế biến món ăn như chặt, băm, giã,... Điều này có thể tạo ra các vết nứt, làm ảnh hưởng đến chất lượng mặt bàn đá. Ngoài ra, mặt đá cũng có thể hình thành những khe nứt do va đập, rơi vỡ vật nặng hay các ngoại lực mạnh khác.
Ván đỡ mặt đá dùng để gia cố khả năng chịu lực cho bề mặt đá nhân tạo, giúp phân tán lực tác động. Do vậy nhiều đơn vị thi công đã bỏ qua chi tiết này hay làm ván đỡ thiếu kích thước gây giảm khả năng chịu lực bề mặt đá nhân tạo hình thành vết nứt.
Nguyên nhân tiếp theo gây nứt vỡ bề mặt đá nhân tạo là do chất lượng đá nhân tạo kém, độ cứng không cao. Hơn nữa bề mặt đá nhân tạo này dễ biến dạng khi đặt trực tiếp đáy nồi đang nóng.
Tủ bếp bị võng xệ là nguyên nhân gây nứt, vỡ mặt đá bàn bếp. Ngoài ra, kết cấu tủ bằng gỗ bị mối mọt cũng khiến không đủ chắc để chịu lực cho mặt bàn đá.
Thông thường các vết nứt trên bề mặt đá đôi khi nhỏ nên bạn thường rất ít khi để ý và phát hiện ra. Tuy vậy, đối với các vết nứt lớn sẽ gây mất thẩm mỹ cho công trình và cần xử lý nhanh chóng với các bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt đá
Đầu tiên, để thực hiện cách xử lý đá nhân tạo bị nứt bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt đá bị nứt với máy đánh sàn. Sau đó bạn dùng máy hút bụi công nghiệp hút sạch bề mặt và để khô ráo. Lưu ý cần vệ sinh sạch sẽ các loại chất bẩn như dầu mỡ, nước hoa quả, chất ô nhiễm trên bề mặt đá nhằm để lộ các đường nứt vỡ dễ hơn.
Bước 2: Mở miệng các vết nứt vỡ trên đá
Tiếp theo, bạn dùng dao rọc có đầu nhọn rạch dứt khoát vào đường nứt để mở vết nứt rộng ra. Bước này giúp thao tác trét keo vào dễ dàng và thuận tiện hơn.
Bước 3: Vệ sinh hút bụi sạch sẽ chỗ vết nứt được mở miệng
Bạn dùng máy hút bụi vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt sàn đá với khu vực vết nứt mở rộng. Lưu ý cần hút sạch bụi và các mảnh vụn xung quanh vết nứt vừa được rạch mở miệng.
Bước 4: Thực hiện trám keo epoxy 2 thành phần vào nơi có nứt vỡ
Bước tiếp theo trong cách xử lý đá nhân tạo bị nứt, bạn trộn keo epoxy 2 thành phần với lượng vừa phải, có thể pha thêm ve màu để trùng màu của đá. Thực hiện trám keo epoxy vào các khe nứt trên bề mặt đá. Khi keo epoxy vừa khô chúng ta tiến hành trám lại sao cho sau khi khô hoàn toàn, các vết keo epoxy này nhô lên khoảng 1mm.
Dùng dao sủi sạch keo ở 2 bên đường nứt vỡ và sủi ngang vết nứt để lớp keo epoxy vừa trám được ngang bằng với xung quanh.
Bước 5: Đánh bóng bề mặt sàn đá
Trong cách xử lý đá nhân tạo bị nứt, bạn cần sử dụng máy đánh sàn với pad 1500 đánh toàn bộ bề mặt sàn ở nơi có nhiều vết nứt vỡ được trám keo epoxy để có độ bóng đồng đều nhau. Sau đó bạn dùng máy hút bụi để hút sạch sẽ toàn bộ sàn nhà, chăng dây cảnh báo khu vực thi công xong.
Bước 6: Phủ bóng sàn đá nhân tạo
Chúng ta cần dùng dầu bóng chuyên dụng tạo lớp men bóng mới cho bề mặt đá nhân tạo. Sau đó bạn rải đều dầu bóng lên bề mặt đá và dùng máy đánh sàn với pad trắng tốc độ phù hợp giúp dầu bóng ngấm vào bên dưới bề mặt đá tạo lớp men bóng vĩnh cửu. Lớp men bóng có công dụng chống thấm nước, chống tia UV, chống ố màu, hạn chế trầy xước.
Bên cạnh cách xử lý đá nhân tạo bị nứt nêu trên bạn cũng có thể tham khảo cách khắc phục đá nhân tạo vỡ. Cụ thể các bước thực hiện khắc phục đá nhân tạo bị vỡ như sau:
Bước 1: Dọn dẹp mảnh vỡ của đá nhân tạo
Các loại đá nhân tạo bị vỡ thường kèm theo rất nhiều mảnh lớn nhỏ và cát bụi nhỏ li ti. Do đó chúng ta cần dọn sạch sẽ những bụi bẩn và mảnh vỡ này triệt để. Điều này sẽ không sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình bôi keo dán bề mặt đá.
Bạn hãy dùng bàn chải để đánh bay bụi bẩn sang một bên, có thể dùng các loại máy hút bụi để đảm bảo bụi được hút sạch sẽ. Sau đó bạn dùng xăng thơm để lau sạch các vết nứt, loại bỏ vết bẩn. Lưu ý không để xăng thơm dính lên bề mặt đá mà chỉ dùng thấm lên khăn và lau.
Bước 2: Dùng keo Epoxy để dán vết nứt
Bạn hòa lẫn keo Epoxy này thành một hỗn hợp cực dính và siêu bền với tỉ lệ keo AB là 1:1. Sau đó bạn trộn đều keo và trét lên trên bề mặt đá vỡ để dính kết lại với nhau. Sau đó bạn trét keo thêm một lần nữa vào các vết nứt để tạo sự đồng nhất cho bề mặt đá.
Bước 3: Làm nhẵn bề mặt đá nhân tạo vừa xử lý
Đợi vết keo khô hoàn toàn, bạn dùng cây sủi sàn làm sạch lượng keo dư trên bề mặt đá. Sau đó dùng giấy nhám chà cho sạch bề mặt đá và dùng máy đánh bóng giúp bề mặt đá sáng bóng, nhẵn bóng hơn.
Bài viết chia sẻ đến bạn đọc cách xử lý đá nhân tạo bị nứt, đá bị vỡ hiệu quả và nhanh chóng. Để chọn mua loại đá nhân tạo chất lượng nhất, hãy liên hệ CAMBRIA theo thông tin dưới đây. Tại CAMBRIA có đa dạng các dòng đá nhân tạo khác nhau đáp ứng nhu cầu người dùng.
Liên hệ CAMBRIA
Nhu cầu sử dụng đá ốp bếp màu vàng ngày càng tăng cao hiện nay bởi vẻ đẹp sang trọng, quý phái. Hơn nữa, đá bếp màu vàng tượng trưng cho sự năng động, trẻ ...
Hiện nay các mẫu bồn tắm đá nhân tạo ngày càng đa dạng về kiểu dáng, kích thước khác nhau. Sản phẩm được khá nhiều người dùng yêu thích lựa chọn bởi dễ dàng vệ ...
Phong cách thiết kế nội thất Rustic được ứng dụng rất nhiều trong nhiều công trình hiện nay. Đây là phong cách mang đến sự mộc mạc, giản dị, thân thiện cho không gian ...
2025 Công ty Cổ Phần Thương Mại Phát Triển Á Âu